Viêm phổi cộng đồng

Viêm phổi cộng đồng



.     Tác nhân: viêm phổi cộng đồng:
Streptococcus pneumonie, hamophilus influenza, legionella, klepsiella, mycoplasma, chlamydia.
Viêm phổi bệnh viện: tk mủ xanh, acinobacter baumani, klebshiella, enterococcus: e.coli.
2.     CÁC THỂ BỆNH ĐẶC BIỆT VÀ CÁCH LOẠI TRỪ(THEO LOGIC.)
A.   Đau bụng cấp: đau như quặn gan quặn thận. bụng chướng sờ vào rất đau. Thường thùy dưới phổi phải viêm:=>> trong một trường hợp đau bụng cấp chưa rõ chẩn đoán cần loại trừ VP bằng cách chụp xq phổi thẳng nghiêng kèm siêu âm màng phổi + bilan viêm: CRP , bạch cầu, máu lắng, PCT, troponin T, CK-CKMB, ECG.
B.   Thể ỉa chảy: thường gặp trẻ em: khi có Tr/c ỉa chảy kéo dài cần chụp phổi thẳng nghiêng+ khám.
C.   Trường hợp vàng da vàng mắt cần khám thêm chụp phim phổi.
3.     CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
A.   Xẹp phổi: xq: trung thất, cơ hoành bị kéo về phía phổi xẹp.
B.   Nhồi máu phổi: LS: đau ngực đột ngột, dữ dội, ho ra máu, sốc, sốt. CLS: ECG có S1Q3, D-dimer tăng, đau bắp chân, PaCO2 giảm do có shunt, siêu âm tim có tâm phế câp, siêu âm hệ tĩnh mạch chi dưới, chụp XQ động mạch phổi có hình ảnh huyết khối.
C.   Áp xe phổi: giai đoạn đầu không PB được. nghĩ đến apcess khi có ổ vào ở răng mũi họng.
D.   Ung thư: điều trị sau một tháng mà còn tổn thương kèm với nhiều tuổi hút thuốc thì cần chú ý.
E.    Giãn phế quản: cần chụp ct phân giải cao

4.     ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG:


-         Tuổi >65         -Nghiện rượu             -Bệnh ác tính        -Suy giảm miễn dịch
-         Bệnh thận      Suy timĐái đường              Nhiễm Gr (-)               tụ cầu vàng,..
Capture.PNG

ĐIỀU TRỊ:
a.     Tác nhân gây bệnh theo mức độ nặng của VPCĐ:
Ngoại trú không có ytnc: phế cầu, mycoplasma, chlamydia, HI.
Ngoại trú có ytnc: phế cầu, mycoplasma, chlamydia, HI, enterococcus(Gr-)
Nội trú: phế cầu, mycoplasma, chlamydia, HI, enterococcus(Gr-), legionella, anaerobes(kị khí)
ICU: phế cầu, mycoplasma, HI, enterococcus(Gr-), legionella,  mủ xanh, tụ cầu vàng,
b.     Bệnh lý và tác nhân gây vpcd(CAP);
Nghiện rượu, vệ sinh kém
Phế cầu, klebshiella, Gr- , lao, kị khí
COPD, hút thuốc
Phế cầu, HI, moraxella, legionella
Giãn phế quản
Mủ xanh, p. cepacia, tục cầu vàng
Nằm lâu tai cơ sở yt
Phế cầu, Gr-, HI, tuc cầu vàng, kị khí, chlamydia, lao
Áp xe phổi
Kị khí, MRSA, nấm, lao, vk không điển hình.
Có dịch cúm
Influenza, phế cầu, tụ cầu vàng, HI


Các thang điểm đánh giá
Thang điểm CURB-65 : dễ sử dụng nhưng không đánh giá bệnh đi kèm; không đánh giá tình trạng oxy mô; HA tâm trương < 60mmHg và Urea máu > 7mmol/l thường gặp ở người già; thông tin tĩnh, không tiên lượng khi bắt đầu điều trị; có hạn chế khi hướng dẫn điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm (8). Lim và cs (10), đã đơn giản bằng cách chỉ sử dụng CRB-65 cũng cho thấy hiệu quả tương đương CURB-65, CRB-65 thường rất hữu ích để đánh giá bệnh nhân ngoại trú.
  C = Confusion: lú lẫn, mất định hướng không gian và thời gian
o   U = Uremia: BUN > 7 mmol/L (20 mg/dl)
o   R = Respiratory Rate: Nhịp thở tăng ≥ 30 lần/phút
o   B = Blood Pressure: Huyết áp(HA) tâm thu < 90 mmHg hoặc HA tâm trương ≤ 60 mmHg
o   65 = Tuổi ≥ 65
Số yếu tố nguy cơ
Độ nặng
Tỷ lệ tử vong (%)
Khuyến cáo nơi điều trị
0
Nhẹ
0.7
Ngoại trú
1
2.1
2
Trung bình
9.2
Nội trú (Hô hấp)
3
Nặng
14.5
Nội trú (Hô hấp- phòng bệnh nặng)
4
Nặng
40
Nội trú (HSTC)

Thang điểm PSI: cần nhiều biến số, nhất là khí máu động mạch; bỏ sót viêm phổi nặng/ bệnh nhân trẻ và không có bệnh đi kèm; giảm oxy máu là yếu tố nguy cơ tử vong quan trọng, nhưng chỉ cho +10;  thông tin tĩnh, không tiên lượng khi bắt đầu điều trị; không tiên lượng tử vong cho từng cá thể nhưng cho nhiều BN trong cùng nhóm nguy cơ (4,7).
●  Hệ thống PSI

Điểm

Điểm
Tuổi

Cận lâm sàng

Nam
Tuổi
BUN ≥ 30 mg/dL
20
Nữ
      Tuổi -10
Na < 130 mmol/L
20
Nhà an dưỡng
10
Glucose ≥ 250 mg/dL
10
Bệnh đồng thời

Htc <30%
10
Ung thư
30
Oxy hóa

Bệnh gan mạn
20
pH < 7.35
30
Suy tim sung huyết
10
SpO2< 90%
10
Bệnh tim xơ vữa/ tai biến MMN
10
PaO2< 60 mmHg
10
      Suy thận
10
      X quang

Sinh hiệu

Tràn dịch màng phổi
10
RL ý thức
20


Nhịp thở ≥ 30 lần/phút
20


Huyết áp tâm thu < 90 mmHg
20


Thân nhiệt  <35°C hay ≥40°C
15


Nhịp tim ≥ 125 nhịp/phút
10


Nhóm I: < 50 tuổi, không bệnh đi kèm, không bất thường sinh hiệu; Nhóm II: < 70đ; Nhóm III: 71-90 đ; Nhóm IV: 91-130 đ; Nhóm V: > 130đ.



SMART-COP là công cụ đơn giản, dễ thực hành lâm sàng để tiên đoán chính xác nhu cầu cần IRVS và xác định mức độ nặng VPCĐ. Tuy nhiên SMART-COP cũng có một số giới hạn. Có nhiều giá trị ngưỡng cho nhiều nhóm tuổi khác nhau trong hệ thống này làm khó khăn khi quyết định, và cần xét nghiệm albumin nên làm chậm trễ những quyết định khẩn   cấp.
●  Hệ thống SMART- COP
S
Systolic BP (HA tâm thu) < 90 mmHg                                 
2 đ
 Multilobar CXR involvement (tổn thương nhiều thùy) 
1 đ
A
  Albumin < 3.5 g/dl    
1 đ
Respiratory rate (nhịp thở)     
1 đ

Tuổi
<50 yrs
>50 yrs
NT
≥25/min
≥30/min

T  
 Tachycardia (Nhịp tim nhanh)≥125/min 
1 đ
C   
 Confusion (Lú lẫn)
1 đ
O  
Oxygen low:  điều chỉnh theo tuổi  
2 đ


Tuổi
<50y
>50y
PaO2
<70mmHg
<60mmHg
Sat O2
≤93%
≤90%
PaO2/FiO2
<333
<250

P          Arterial pH< 7.35                                                                   2 đ
ĐÁNH GIÁ: Nhẹ: 0 -2; Trung bình: 3-4; Nặng: 5-6; Rất nặng: ≥ 7


 Kết quả hình ảnh cho thang Ä‘iểm ats 2007

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
1.     Theo kinh nghiệm trong giai đoạn đầu, theo ksđ trong gđ sau
A.   Theo kinh nghiệm.
-         Theo hiểu biết về vk gây bệnh.
-         Tình hình đề kháng ks tại địa phương.
-         YTNC nhiễm tác nhân đặc biệt.
-         Mức độ nặng
-         Bệnh kèm
-         Hướng dẫn điều trị
-         PK/PD thuốc
1.     Theo kinh nghiệm: ( theo BYT)
1.PNG
2.PNG

3.PNG                                                                                                          
                                                                                                    

Thời điểm bắt đầu điều trị rất quan trọng, có những bằng chứng cho thấy tỉ lệ tử vong vào ngày 30 giảm đi rõ rệt nếu bệnh nhân nhập viện được dùng liều kháng sinh đầu tiên trong vòng 8 giờ đầu (guideline mới: trong vòng 4 giờ đầu).

Sự ra đời của một số kháng sinh đường uống có độ khả dụng sinh học cao nhất là fluoroquinolone thế hệ mới có hoạt tính diệt phế cầu và mầm bệnh không điển hình rất tốt. Nhóm thuốc này hấp thu tốt qua đường ruột và đạt được nồng độ thuốc trong huyết thanh tương đương đường chích, xâm nhập nhu mô phổi rất tốt như trong lớp dịch lót phế nang và đại thực bào phế nang. Chính nhờ có những thuốc này mà một số bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà hoặc chuyển nhanh từ đường chích sang đường uống và xuất viện sớm.

Thời gian điều trị

Điều đáng ngạc nhiên là có rất ít số liệu xác định thời gian tối ưu trong điều trị CAP.Trước kia việc điều trị chuẩn từ 7 – 14 ngàyKhuyến cáo hiện nay:


- Điều trị các vi khuẩn thường gặp: 7 – 10 ngày


- Điều trị M. pneumoniae và C. pneumoniae cần thời gian dài hơn: 10 – 14 ngày


- Điều trị Legionella 10 – 14 ngày


- Những bệnh nhân dùng corticoid lâu ngày cần thời gian 14 ngày hoặc lâu hơn


Các biện pháp điều trị khác

- Bù nước và điện giải

- Dinh dưỡng tốt


- Giảm đau khi có đau ngực


- An thần nhẹ nếu cần


- Oxi liệu pháp nếu có giảm Omáu


- Chỉ dùng giảm ho khi BN ho quá nhiều gây kiệt sức


VIII. DIỄN TIẾN LÂM SÀNG VÀ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ

Diễn tiến lâm sàng thông thường qua 3 giai đoạn

- Giai đoạn đầu: bắt đầu khi bệnh nhân nhân được liều kháng sinh đầu tiên, kéo dài trong 24 – 72 giờ, trong giai đoạn này lâm sàng bệnh nhân ổn định dần


- Giai đoạn 2: bắt đầu từ ngày thứ 3 khi lâm sàng đã ổn định được chứng minh bằng sự cải thiện các triệu chứng, dấu hiệu và các giá trị cận lâm sàng.

- Giai đoạn 3: giai đoạn khôi phục các triệu chứng bất thường

Các yếu tố làm cho sự cải thiện lâm sàng diễn ra muộn hơn

- Tuổi cao


- Nhiều bệnh lý kết hợp


- Tình trạng bệnh nặng ngay từ đầu


- Nghiện rượu


- Viêm phổi nhiều thùy


- Có nhiễm khuẩn huyết


Diễn tiến lâm sàng xấu đi thường xảy ra sớm trong vòng 3 ngày đầu. Biểu hiện lâm sàng lúc đầu cải thiện sau đó xấu đi không thường gặp và thường là biểu hiện của nhiễm trùng ở sâu (tràn mủ màng phổi).

Ở một cá thể trước đây khỏe mạnh

- Sốt có thể kéo dài 2 – 4 ngày, với sự giảm sốt xảy ra nhanh nhất với nhiễm trùng do S. pneumoniae, và chậm hơn với các mầm bệnh khác.

- Bạch cầu thường giảm từ ngày thứ tư

- Ran nổ có thể còn tồn tại sau ngày 7 trong 20 – 40% trường hợp

- Các dấu hiệu X quang giảm chậm hơn các dấu hiệu lâm sàng.


+ Ở người khỏe mạnh, < 50 tuổi, hình ảnh viêm phổi do S. pneumoniae mất đi sau 4 tuần chỉ ở 60% bệnh nhân.


+ Ở bệnh nhân già hơn, có viêm phổi gây nhiễm khuẩn huyết, COPD, nghiện rượu, có bệnh lý mạn tính đi kèm: hình ảnh X quang còn mất đi chậm hơn và chỉ có 25% bệnh có X quang bình thường sau 4 tuần.


+ Viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae có X quang khôi phục nhanh hơn viêm phổi do S. pneumoniae, trong khi viêm phổi do Legionella sp có X quang khôi phục chậm hơn.

Hình ảnh X quang ban đầu thường xấu đi khi mới bắt đầu điều trị (lan rộng thâm nhiễm và/hoặc xuất hiện tràn dịch màng phổi. Nếu bệnh nhân bị viêm phổi nhẹ – trung bình hoặc có đáp ứng lâm sàng tốt thì sự xấu đi của X quang này không có ý nghĩa gì. Nhưng nếu X quang xấu đi ở bệnh nhân viêm phổi nặng lại có ý nghĩa tiên lượng xấu, tiên báo tỉ lệ tử vong cao.

- Diễn tiến lâm sàng bệnh nhân có thể được xếp thành 3 nhóm

(1) Bệnh nhân có đáp ứng lâm sàng sớm

(2) Bệnh nhân không đáp ứng lâm sàng sau 3 ngày điều trị

(3) Bệnh nhân có lâm sàng xấu đi, thường sau 24 – 48 giờ sau bắt đầu điều trị

Nhóm 1: Chuyển nhanh sang kháng sinh đường uống rồi cho xuất viện sớm

Nhóm 2 và 3: cần đánh giá yếu tố vật chủ cũng như mầm bệnh, đánh giá lại chẩn đoán ban đầu, tìm những biến chứng của bệnh viêm phổi và của việc điều trị viêm phổiDo diễn tiến tự nhiên của việc đáp ứng điều trị, không nên thay đổi kháng sinh trong vòng 72 giờ đầu trừ khi lâm sàng xấu đi rõ rệt hoặc nếu vi trùng học cho thấy cần thay đổi kháng sinh.

Khi nào chuyển kháng sinh qua đường uống

- Bệnh nhân nên được chuyển sang kháng sinh đường uống khi thỏa 4 tiêu chuẩn sau:

+ Giảm ho và giảm khó thở

+ Không sốt (< 100°F) vào hai lần đo nhiệt độ cách nhau 8 giờ

+ Bạch cầu máu giảm

+ Ăn uống được

- Tuy nhiên nếu đáp ứng lâm sàng thuận lợi, có lẽ không cần đợi đến khi bệnh nhân hết sốt mới chuyển sang kháng sinh đường uốngDùng kháng sinh đường uống loại nào và như thế nào:

+ Theo hướng dẫn của kháng sinh đồ nếu có (nhưng luôn không quên yếu tố lâm sàng)


+ Nếu không xác định được mầm bệnh thì dùng kháng sinh có phổ diệt khuẩn tương tự kháng sinh đường chích


+ Luôn cảnh giác có thể nhiễm vi khuẩn không điển hình đi kèm


+ Việc tuân thủ điều trị là yếu tố quan trọng nhất khi điều trị kháng sinh uống tại nhà nên phải chọn kháng sinh ít tác dụng phụ, dùng từ 1 – 2 lần mỗi ngày


+ Bệnh nhân phải được hướng dẫn kỹ để tránh các tương tác thuốc bất lợi, tránh dùng antacids và một số thức ăn làm ảnh hưởng hấp thu thuốc.


Khi nào xuất viện

- Sinh hiệu BN ổn định trong 24 giờ (t° < 37,8°C [100°F]; nhịp thở < 24/phút; nhịp tim < 100/phút; HA tâm thu > 90 mmHg; và bão hoà O2 > 90% khi BN thở khí trời hoặc trở về tình trạng trước đây ở những BN COPD dùng oxy tại nhà)


- BN có thể uống thuốc được

- BN có thể duy trì được việc ăn uống đầy đủ

- Tri giác tỉnh táo (hoặc về tình trạng trước kia)

- BN không có bệnh lý khác hoặc tình trạng tâm thần cần theo dõi tại bệnh viện

- Có những bằng chứng cho thấy sau khi chuyển kháng sinh qua đường uống không cần lưu lại bệnh viện vì chỉ thêm tốn kém mà không mang lại lợi ích nào. Không cần chụp X quang lại trước khi xuất viện ở những bệnh nhân có cải thiện về lâm sàng, chỉ nên chụp khi tái khám sau xuất viện từ 4 – 6 tuần.

Nhận xét